Phong cách giao tiếp của người Nhật có nét rất riêng biệt so với các văn hóa giao tiếp khác. Nét nổi bật của văn hóa giao tiếp này là đề cao sự tôn trọng, ý thức cộng đồng và tinh thần trách nhiệm. Hãy cùng Văn phòng ANA Nippon Airways tìm hiểu các nét đặt trưng và phong cách trong văn hóa giao tiếp của người Nhật dưới bài viết.
Các nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
Văn hóa cúi chào đặc trưng
Cúi chào (Ojigi) là một nghi thức giao tiếp quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nó thể hiện sự tôn trọng, lịch thiệp và tinh thần cầu thị. Hành động cúi chào không chỉ đơn thuần là cúi đầu mà còn bao hàm cả tư thế, cử chỉ và biểu cảm của người thực hiện.
Có ba kiểu cúi chào chính trong văn hóa Nhật Bản:
Eshaku (会釈)
Đây là kiểu cúi chào nhẹ nhất, thường được sử dụng khi chào hỏi đồng nghiệp, bạn bè hoặc người quen. Người cúi đầu khoảng 15 độ trong 1-2 giây.
Keirei (敬礼)
Được sử dụng khi chào hỏi cấp trên, khách hàng hoặc trong những dịp trang trọng. Khi thực hiện Keirei, người cúi đầu khoảng 30 độ và giữ nguyên tư thế trong 2-3 giây.
Saikeirei (最敬礼)
Đây là kiểu cúi chào trang trọng nhất, nhằm thể hiện sự biết ơn sâu sắc hoặc lời xin lỗi chân thành. Khi thực hiện Saikeirei, người cúi đầu khoảng 45 độ và giữ tư thế trong 3 giây hoặc lâu hơn.
Ngoài ra, còn có một số điểm cần lưu ý khi cúi chào trong văn hóa Nhật Bản như lưng phải thẳng, vai thả lỏng và hai tay đặt dọc hai bên hông. Hai mắt nên nhìn xuống sàn nhà hoặc hướng về phía trước khoảng 80cm. Biểu cảm trên khuôn mặt nên thể hiện sự lịch thiệp và chân thành.
Sử dụng kính ngữ khi giao tiếp (keijo)
Kính ngữ (Keigo) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, người có địa vị cao hơn hoặc người lạ. Từ đó góp phần tạo nên sự hòa hợp và lịch thiệp trong các mối quan hệ.
Hệ thống kính ngữ trong tiếng Nhật rất phong phú và phức tạp, với nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng kính ngữ một cách chính xác và phù hợp là điều cần thiết để tạo ấn tượng tốt đẹp.
Sự im lặng trong giao tiếp
Người Nhật coi trọng sự im lặng như một phương thức thể hiện sự tế nhị và thấu hiểu trong các tương tác. Họ tin rằng “nói ít hiểu nhiều”, đề cao giá trị của những lời nói được chắt lọc, mang ý nghĩa sâu sắc thay vì lan man dài dòng.
Trong các cuộc thương thảo, người có địa vị cao nhất thường giữ thái độ im lặng, lắng nghe cẩn thận ý kiến của các bên trước khi đưa ra quyết định mang tính định đoạt. Im lặng cũng là cách để người Nhật thể hiện sự tôn trọng và tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác.
Khoảng cách giao tiếp
Người Nhật chú trọng đến việc giữ khoảng cách cá nhân trong giao tiếp. Họ thường đứng cách nhau một khoảng nhất định khi nói chuyện, đặc biệt là với người lạ. Trong các cuộc trò chuyện giữa bạn bè, đồng nghiệp hoặc người quen thì khoảng cách trung bình sẽ từ 1-4m. Việc giữ khoảng cách thể hiện sự tôn trọng và tránh làm phiền người khác.
Giao tiếp phi ngôn từ
Người Nhật thường tránh nhìn trực tiếp vào mắt người khác trong thời gian dài. Đặc biệt là khi nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Việc nhìn chằm chằm có thể được coi là thiếu tôn trọng hoặc thách thức.
Khi giao tiếp với người Nhật, cách bạn vẫy tay để gọi ai đó cũng thể hiện sự tôn trọng và tinh tế. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ.
- Giữ tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống là cách vẫy tay lịch sự nhất. Tránh để ngón tay cong xuống, vì cử chỉ này có thể bị coi là tục tĩu.
- Việc chỉ thẳng tay vào người khác được xem là thô lỗ và thiếu tôn trọng. Thay vào đó, hãy mở rộng bàn tay hướng lên trên và chỉ về phía người bạn muốn gọi.
Họ cũng đề cao sự ý nhị và kín đáo trong trang phục. Tránh mặc những trang phục quá hở hang, phản cảm hoặc có những họa tiết sặc sỡ, gây chú ý.
Tùy vào từng hoàn cảnh, người Nhật sẽ có những lựa chọn trang phục phù hợp. Ví dụ, khi đi làm, họ thường mặc vest hoặc áo sơ mi và quần tây lịch sự. Khi đi chơi với bạn bè, họ có thể mặc trang phục thoải mái hơn như quần jean và áo thun.
Trang phục luôn được giữ gìn sạch sẽ và phẳng phiu, không nhàu nát. Sự tinh tế của người Nhật được thể hiện qua các chi tiết nhỏ như cách thắt cà vạt, cách gấp cổ áo sơ mi hay cách phối đồ phụ kiện.
Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ sẽ nở nụ cười hay những cái gật đầu. Điều này không có nghĩa rằng họ đồng ý mà thực chất họ đang khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện mà thôi.
Văn hóa tặng quà của người Nhật
Tặng quà không chỉ đơn thuần là trao đổi vật chất, mà còn là một nghệ thuật. Nó mang ý nghĩa thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Việc tặng quà ở Nhật Bản đòi hỏi sự tinh tế và tuân thủ những nghi thức nhất định.
Quà tặng được gói ghém cẩn thận, tỉ mỉ thể hiện sự tinh tế của người tặng. Giấy gói quà thường có màu sắc trang nhã, họa tiết đẹp mắt, và được xếp nếp cầu kỳ.
Khi tặng quà cho người Nhật cần tránh những món đồ liên quan đến số 4 và số 9. Lý do là vì trong tiếng Nhật, số 4 phát âm gần giống với từ “tử” (chết). Còn số 9 mang ý nghĩa về sự đau khổ và chịu đựng. Do đó, việc tặng những món đồ này có thể được xem là mang đến sự xui xẻo cho người nhận.
Văn hóa cảm ơn và xin lỗi
Bạn đừng ngạc nhiên khi “cảm ơn” và “xin lỗi” xuất hiện thường xuyên ở Nhật. Tiếng Nhật sở hữu nhiều từ ngữ để diễn đạt lời xin lỗi tùy thuộc vào từng ngữ cảnh. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi hoặc xin lỗi dạng trong mối quan hệ thân mật…
Ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn, người Nhật còn sử dụng “cảm ơn” ngay cả trong những trường hợp nhỏ nhất. Ví dụ, khi được giúp đỡ, họ sẽ nói “Arigatou gozaimasu” để cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.
Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp của người Nhật
Người Nhật tránh xung đột
Đa số các nước có xu hướng tranh luận đối với một vấn đề nên họ thường nêu rõ quan điểm của mình. Nếu có ý kiến khác với đối phương thì thảo luận và đưa ra kết luận. Tuy nhiên, vì người Nhật có đặc điểm là không thích xung đột nên họ không tham gia vào các cuộc thảo luận. Hoặc có thì họ cũng chỉ đưa ra những điểm nhẹ.
Người Nhật có những câu nói như “im lặng là đức tính”, “cái đinh nhô ra sẽ bị đóng chặt” và nhiều người cư xử theo cách không gây rắc rối gì.
Người Nhật coi trọng giao tiếp phi ngôn ngữ
Người Nhật thường giải mã cảm xúc của người khác từ nét mặt, cử chỉ và bầu không khí. Sau đó quyết định những hành động và lời nói của mình.
Vì lý do này, mà chúng ta sẽ cảm thấy rằng “Người Nhật không thể hiện ý định của mình nhiều nên rất khó giao tiếp.”
Người Nhật coi trọng sự tạm dừng
Ở Nhật Bản có những “khoảng dừng”. Đó chính là nơi mọi người không nói chuyện trong vài giây giữa các cuộc trò chuyện của nhau. Họ lắng nghe cẩn thận cuộc trò chuyện của người khác và tập trung suy nghĩ trước khi nói.
Người Nhật thường nói kết luận sau cùng
Trong kinh doanh, có nhiều tình huống bạn phải đưa ra quyết định về cách tiến hành một dự án. Thông thường, chúng ta có xu hướng đưa ra kết luận rồi mới giải thích lý do.
Tuy nhiên, người Nhật có xu hướng giải thích cặn kẽ tình hình rồi mới đưa ra kết luận. Do đó, khi làm việc tại một công ty Nhật Bản, một số người có thể thắc mắc, “Tại sao không cho tôi biết trước kết luận của họ?”
Săn vé máy bay đi Nhật Bản tại phòng vé ANA Nippon Airways
Văn hóa Nhật Bản là điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Hiểu được những điểm khác biệt trong phong cách giao tiếp của người Nhật sẽ giúp bạn có những trải nghiệm du lịch thú vị hơn.
Hãy bắt đầu hành trình khám phá “xứ sở hoa anh đào” bằng việc đặt vé máy bay tại phòng vé ANA Nippon Airways. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ du lịch toàn diện từ mua vé, đổi vé máy bay, mua thêm hành lý ANA Nippon Airways, đặt phòng khách sạn… Liên hệ qua tổng đài 1900 6695 để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách với sự tận tâm và thái độ chuyên nghiệp nhất. Cảm ơn khách hàng đã lựa chọn và tin tưởng. Chúc quý khách có chuyến đi đầy ý nghĩa!