87 Lượt xem

Sashimi là món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản, hương vị thanh tao. Đặc trưng của món ăn là các loại hải sản tươi sống được cắt lát mỏng cùng các loại gia vị. Chuyên mục Du lịch của All Nippon Airways sẽ giới thiệu món sashimi – ẩm thực của đất nước “mặt trời mọc”.

Nguồn gốc và lịch sử món sashimi

Thời tiền sử

Món sashimi được bắt nguồn từ thời tiền sử, khi ngư dân Nhật Bản đánh bắt hải sản xa bờ bằng thứ cần câu riêng biệt. Khi cá được vớt lên, ngư dân sẽ làm cá chết ngay để không làm axit lactic lan ra khiến phần thịt bị cứng. Do đó, cá vẫn giữ được nguyên vị và độ tươi, mềm để ăn sống.

Phát triển trong thời kỳ Edo (1603-1868)

Ở thời kỳ Edo, kỹ thuật bảo quản thực phẩm được phát triển. Đặc biệt là việc sử dụng đá lạnh giúp hải sản tươi ngon lâu hơn. Kỹ thuật mới tạo điều kiện thúc đẩy chế biến và thưởng thức sashimi. Edo đã trở thành trung tâm của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, nơi ẩm thực trên được ưa chuộng bởi giới quý tộc và samurai.

Biến đổi trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912)

Sự du nhập nguyên liệu mới trong thời kỳ này đã mang lại cho Nhật Bản nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào. Điển hình là cá ngừ đại dương, góp phần đa dạng hóa các loại sashimi. Thời kỳ Minh Trị, hệ thống giao thông được cải thiện đáng kể giúp cho việc vận chuyển hải sản tươi sống dễ dàng hơn. Hải sản tươi sống đến được nhiều nơi trên đất nước, giúp món ăn này phổ biến hơn. 

Sashimi ngày nay

Ngày nay, sashimi được coi là biểu tượng văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Nó trở thành món ăn cao cấp được ưa chuộng trên toàn thế giới. Ẩm thực này xuất hiện trong bữa ăn gia đình, các quán ăn bình dân và cả những cửa hàng sang trọng. 

Phân loại sashimi

Có hai cách phân loại: phân loại theo hải sản và phân loại theo phần cắt

Theo hải sản

Cá hồi: Mang hương vị béo ngậy và thơm ngon. Nó được chấm với nước tương hay wasabi để tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn.

Sashimi cá hồi
Cá hồi có vị béo ngậy

Cá ngừ: Mỗi loại cá ngừ có hương vị và độ béo riêng. Nếu ai muốn ăn sashimi cá ngừ ít béo thì có thể sử dụng phần akami (phần thịt cá đỏ sẫm).

Sashimi cá ngừ
Cá ngừ mang hương vị và độ béo riêng

Cá thu: Mang theo vị ngọt thanh, béo nhẹ, thường được ăn kèm với gừng ngâm chua để khử mùi tanh.

Sashimi cá thu
Cá thu có vị ngọt thanh, béo nhẹ

Sò điệp: Cồi sò điệp màu trắng ngà được chọn làm sashimi. Ẩm thực có vị ngọt tự nhiên, tính mát.

Sashimi sò điệp
Sò điệp mang vị ngọt tự nhiên, tính mát

Bạch tuộc: Có đặc trưng là dai, giòn, ăn kèm với wasabi và gừng.

Sashimi bạch tuộc
Bạch tuộc với độ dai giòn đặc trưng

Theo phần cắt

Bụng: Phần sashimi được cắt từ phần bụng của cá, thường là cá hồi, cá ngừ, cá thu hoặc cá mú. Đây là phần được đánh giá cao nhất bởi hương vị đậm đà, có độ mềm mượt khi ăn. Phần bụng chứa nhiều protein, omega-3, vitamin và khoáng chất.

Phần bụng có hương vị đậm đà và độ mềm mượt khi ăn
Phần bụng có hương vị đậm đà và độ mềm mượt khi ăn

Lưng: Món ăn được làm từ phần lưng của cá hoặc hải sản, cắt thành từng lát mỏng và thường được ăn sống. Nó thường có vị ngọt ngon và thịt mềm, thích hợp để thưởng thức như một phần của bữa ăn Nhật Bản truyền thống.

Da: Được chế biến từ da cá, thường là cá hồi, cá ngừ, cá thu hoặc cá saba. Phần da cá sẽ được nướng hoặc đun sôi trước khi cắt thành lát mỏng. Món ăn có độ giòn dai độc đáo. 

Đầu: Được chế biến từ phần đầu của cá bào gồm mắt, má, lưỡi, vây và sụn. Món ăn được cắt lát mỏng và ăn kèm với gừng, mù tạt, ponzu và wasabi.

Phần đầu được cắt lát mỏng
Phần đầu được cắt lát mỏng

Cách thưởng thức sashimi chuẩn Nhật

Ăn sashimi theo đúng trình tự

Vì sashimi là món khai vị nên được dùng trước bữa ăn. Nếu bạn thưởng thức không đúng trình tự thì sẽ khó mà cảm nhận được hương vị thực sự mà món ăn đem lại. 

Sashimi được chế biến từ hải sản tươi sống nên cần được ăn ngay sau khi chế biến. Nếu để lâu, hải sản có thể giảm độ tươi ngon và vị ngọt tự nhiên, ảnh hưởng đến trải nghiệm ẩm thực.

Chấm nhẹ miếng sashimi với một chút tương

Bạn chỉ cần chấm nhẹ miếng sashimi vào nước tương để thưởng thức hương vị nguyên vẹn của hải sản. Nếu bạn nhúng quá lâu trong nước tương sẽ khiến hương vị của hải sản tươi sống bị lấn át. Đồng thời, việc này cũng khiến kết cấu miếng thịt dễ bị hỏng.

Hãy ăn vài miếng gừng hồng trước khi đổi qua món khác

Gừng hồng là món dưa muối của Nhật Bản. Gừng hồng được làm từ gừng, có màu hồng nhạt, vị cay, chua, ngọt. Do đó, nó giúp làm sạch miệng, giảm vị tanh cũng như làm mới vị giác. Từ đó giúp thực khách thưởng thức trọn vẹn hương vị, đảm bảo ăn chuẩn như người Nhật.

Ăn sashimi ở đâu?

Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng sashimi tươi ngon ở khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,…

Nếu bạn muốn cảm nhận rõ hơn về sashimi trong văn hóa Nhật Bản, bạn có thể thưởng thức món ăn truyền thống này ngay tại xứ sở hoa anh đào. Bằng cách book vé máy bay tại Phòng vé All Nippon Airways, bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ tại đất nước “mặt trời mọc”.

Trên đây là tất cả những thông tin thú vị về sashimi. Có thể thấy, sashimi là ẩm thực mang nét đặc trưng của Nhật Bản, ngọt nhẹ và thanh tao. Sự đa dạng của ẩm thực này cũng tạo ra sự thu hút cho các thực khách trên thế giới.

Gọi điện Chat Zalo